Khi truy cập các Website, chúng ta thường gặp các đuôi như là HTTPS, HTTP. Tuy nhiên phổ biến hiện nay các website thường sử dụng HTTPS. Là một Marketer, bạn đã nắm được HTTPS là gì? HTTPS có giống HTTP không? Tầm quan trọng của nó khi xây dựng Website cho doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay những điều cơ bản về HTTPS và những lý do mà HTTPS cần cho Website của doanh nghiệp ngay trong bài viết dưới đây.
Tổng quan HTTPS là gì?
Vào năm 1994, Netscape Communications đã tạo ra HTTPS cho cho trình duyệt web Netscape Navigator. Lúc đầu, HTTPS được sử dụng với SSL mã hoá. Sau đó, phiên bản hiện hành của HTTPS được chỉ định chính thức bởi RFC 2818 vào tháng 5 năm 2000.
HTTPS là phiên bản an toàn của HTTP. Cụm HTTPS là viết tắt của Hyper Text Transfer Protocol Secure, có nghĩa là giao thức truyền tải siêu văn bản bảo mật, giao thức mà nhờ đó dữ liệu được gửi giữa trình duyệt và trang web bạn đang kết nối. Điều này có nghĩa là tất cả các giao tiếp giữa trình duyệt và trang web đều được mã hóa.
Các trình duyệt web như Internet Explorer, Firefox và Chrome cũng hiển thị biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ để cho thấy một kết nối HTTPS có hiệu lực.
Giao thức HTTPS hoạt động như thế nào?
Thông thường, các trang HTTPs sẽ dùng một trong hai giao thức bảo mật; để mã hoá là SSL (Secure Sockets Layer) và TLS (Transport Layer Security). Hai giao thức TLS (bảo mật tầng truyền tải) và SSL (tầng ổ bảo mật) đều được sử dụng hệ thống PKI (Public Key Infrastructure) không đối xứng. Một hệ thống không đối xứng lại dùng 2 “khoá” để mã hoá nội dung; khoá “công khai” và khoá “riêng”. Những nội dung nào được mã hoá bằng khoá công khai; thì chỉ có khoá riêng mới giải mã được và ngược lại.
Vì thế, khoá “riêng” cần được bảo vệ chặt chẽ, chỉ có chủ nhân của khoá riêng mới có thể truy cập. Ngược lại, khoá “công khai” bất kì ai cũng có thể biết, tuy nhiên để giải mã được thông tin thì cần phải mã hoá bằng khoá “riêng”.
Chứng chỉ SSL là gì?
Khi bạn tạo yêu cầu kết nối HTTPS cho trang web của bạn, trước tiên trang web sẽ gửi chứng chỉ SSL lên trình duyệt của bạn. Đây là chứng chỉ chứa khoá công khai để bắt đầu phiên bảo mật. Qua đó trình duyệt và trang web sẽ giao thức bắt tay (SSL handshake) với nhau. SSL handshake có chức năng tạo bí mật chia sẻ kết nối an toàn.
Khi đã có chứng chỉ SSL, kết nối HTTPS, biểu tượng ổ khoá sẽ được hiển thị trên thanh trình duyệt khi truy cập website của bạn. Khi chứng chỉ Extended Validation Certificate được cài đặt, thanh địa chỉ sẽ chuyển sang màu xanh lá cây.
Tại sao cần phải sử dụng chứng chỉ SSL?
Tất cả các trang web sử dụng kết nối HTTP đều có thể bị bất kỳ hacker nào đột nhật vào kết nối trình duyệt và trang web để xem trộm. Việc này ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo mật thông tin như trong thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng, an sinh xã hội, hay nghiêm trọng hơn là thiệt hại về kinh tế… Chính bởi vậy cần phải sử dụng chứng chỉ SSL kết nối HTTPS để mã hoá thông tin được an toàn. Điều này có nghĩa là ngay cả khi hacker đột nhật vào trang web cũng không thể giải mã được dữ liệu của bạn.
Lợi ích của giao thức HTTPS
Những lợi ích chính mà giao thức HTTPS mang lại là:
- Mã hoá thông tin khách hàng, số thẻ, đơn hàng, an sinh xã hội,…
- Người truy cập có thể xác minh bạn là người chủ sở hữu tiên miền, người đăng ký tên miền doanh nghiệp.
- Nhận được sự tin tưởng của người dùng, an toàn hơn trong việc mua bán trên trang web.
🌟🌟 MINARA– GIẢI PHÁP MARKETING HÀNG ĐẦU CHO DOANH NGHIỆP
🏩 Địa chỉ:
HCM: 182 Trần Bình Trọng, Phường 3, Quận 5, Hồ Chí Minh City
BÌNH DƯƠNG: 27 Đường số 16. Trung Tâm Hành Chính Dĩ An, Bình Dương.
☎ Hotline: 09.7777.1060
📩 Email: info@minara.vn
💻 Website: https://www.minara.vn
🔖 Facebook
Liên lạc ngay với chúng tôi hoặc để lại thông tin của bạn. Bộ phận tư vấn của MINARA sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc!
www.minara.vn